이야기

복음나누기

RA KHỎI CHÍNH “MÌNH” ĐẾN VỚI “THA NHÂN” – Tuần 25 TN – B

작성자
이경재
작성일
2021-09-19 23:52
조회
3235

   RA KHỎI CHÍNH “MÌNH” ĐẾN VỚI “THA NHÂN”

 

    Trong bài Tin Mừng hôm nay, hình ảnh Chúa Giêsu và người môn đệ của Ngài được xuất hiện rất tương phản, vì dọc đường các môn đệ cứ cãi nhau xem ai là người lớn hơn là hình ảnh các Ngài tự cho mình là trung tâm và thể hiện bản thân trước mắt người đời. Thế nhưng, Chúa Giêsu muốn các Ngài sống một cuộc sống chỉ dành riêng cho Thiên Chúa, vì chỉ Thiên Chúa mới là trung tâm và đối với tha nhân thì Ngài không muốn cho ai biết mình đang thi hành điều gì theo ý định của Thánh Ý Cha. Có lẽ vào thời điểm đó Ngài loan báo trước cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Ngài trong khi đang dạy dỗ các môn đệ về những điều này. Ngài đã cư xử rất thận trọng để tránh khỏi những hiểu lầm và sự cản trở từ người khác nhằm để hoàn thành tốt sứ mạng mầu nhiệm Thập Giá là điều quan trọng hơn đối với Thiên Chúa và tha nhân.

    Chúng ta hãy cùng nhìn và gẫm suy về hình ảnh Chúa Giêsu, để soi rọi và nhìn lại bản thân mình. Đôi khi chúng ta bị người nào đó nói sau lưng và chúng ta bắt đầu phao tin không tốt về người ấy cách dễ dàng chỉ vì tự cho rằng mình là nạn nhân của việc nói xấu đó. Chúng ta có cố gắng vạch trần, công kích khuyết điểm hoặc những yếu đuối của họ không? Hay là cố gắng bảo vệ và giúp họ khắc phục để họ vượt qua nhược điểm ấy? Chúng ta cần có khả năng phân định mục đích và hành vi của mình, hành vi thử lòng người khác được thể hiện trong bài đọc thứ nhất trong sách Khôn ngoan hôm nay cũng vậy. Nếu chúng ta thử lòng tha nhân với mục đích tốt vì tha nhân, thì đó là hành vi tốt, ngược lại nếu mục đích để gây hại cho người khác và nâng mình lên thì quả thật đó là hành vi gian ác và xấu xa.

    Hình ảnh mà Chúa Giêsu đem một em nhỏ đặt vào giữa các môn đệ nhằm mục đích mời gọi mỗi người chúng ta sống cho người thân thân cận chung quanh, chứ không phải bản thân chúng ta là trung tâm của xã hội. Để chấp nhận những người anh em nhỏ bé chung quanh chúng ta thì chúng ta cần hy sinh mở lòng, mở rộng trái tim và quên mình đi để tất cả được chan hòa trở nên một gia đình trong tình yêu của Cha chung trên trời.Tức là hành động chấp nhận người khác cũng là ám chỉ mầu nhiệm Vượt Qua chuyển từ “ra khỏi chính mình” để đến với “bạn”. Mỗi khi ra khỏi bản thân để đến với Thiên Chúa và anh chị em như vậy, chúng ta luôn khám phá ra và tìm lại chính mình một cách mới mẻ. Con người thật của chúng ta tùy thuộc vào chính mầu nhiệm Vượt Qua là mầu nhiệm tình yêu Thập Giá! Đức Giáo hoàng Phanxicô đã bao lần nhấn mạnh mời gọi chúng ta rằng hãy không ngừng ra khỏi chính mình để đến với anh chị em ở “vùng ngoại biên” là những người bị xã hội xa lánh, những người nhỏ bé nhất trong xã hội trên thế giới.

    Để làm được như vậy chúng ta cần can đảm chấp nhận sự thật con người của mình và đối diện với bản thân yếu đuối của mình là trung tâm của sự yếu hèn. Trong bài Tin Mừng hôm nay sau khi nghe loan báo cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Chúa Giêsu các môn đệ sợ thậm chí không dám hỏi lại Ngài về điều ấy. Cũng tương tự như vậy. Chúng ta hãy chất vấn bản thân mình là mỗi người trong chúng ta có sợ thập giá đồng thời kéo theo tình trạng thay đổi bản thân nên trốn tránh việc vác gánh nặng của thập giá hay không ? Nếu không muốn đối diện với con người tối tăm của bản thân và không trò chuyện với Chúa về điều ấy một cách trung thực, thì tất nhiên chúng ta không ai muốn vác cây thập giá một cách khó nhọc, như vậy chúng ta khó hưởng được niềm vui Phục Sinh, niềm vui Vượt Qua nơi mà chúng ta được đổi mới. Trái lại, nếu chúng ta thay đổi tâm hồn trông cậy vào Chúa, sẵn lòng đón nhận Ngài, chấp nhận và đối diện với con người yếu đuối của mình ngay cả khi gặp khó khăn thử thách, thì chúng ta có nhiều khả năng được biến đổi mới mẻ qua bàn tay của Chúa. Khi chúng ta sống với thái độ như vậy thì chúng ta dễ dàng đón nhận niềm vui Vượt Qua và vinh quang của sự Phục Sinh đang hiện diện trước mắt chúng ta thật lớn lao và phong phú. Đó là cuộc sống khác hẳn với cuộc sống trung tâm bị hạn chế của bản thân.
    Tôi tha thiết cầu nguyện rằng chúng ta cứ tiếp tục nói khát vọng của mình với Chúa là Đấng luôn muốn biến đổi chúng ta một cách mới mẻ bằng tình yêu Thập Giá cách tận tâm là tình yêu Vượt Qua đó, để chúng ta không ngừng được đổi mới trong cách sống nhờ sự trợ lực nơi Ngài. Amen.
전체 1,614
번호 제목 작성자 작성일 추천 조회
1544
성모자헌 – 성모자헌 기념일
하느님의 사랑 | 2022.11.21 | 추천 0 | 조회 5705
하느님의 사랑 2022.11.21 0 5705
1543
요한 묵시록의 의미 – 연중 제33주간 수요일
하느님의 사랑 | 2022.11.16 | 추천 0 | 조회 5343
하느님의 사랑 2022.11.16 0 5343
1542
성전의 의미 – 라테라노 대성전 봉헌 축일
하느님의 사랑 | 2022.11.09 | 추천 0 | 조회 5129
하느님의 사랑 2022.11.09 0 5129
1541
의탁 베드로 수사의 11.03일 강론
용진 조 | 2022.11.03 | 추천 0 | 조회 5576
용진 조 2022.11.03 0 5576
1540
위령의 날의 의미 – 죽은 모든 이를 기억하는 위령의 날 – 첫째 미사
하느님의 사랑 | 2022.11.02 | 추천 0 | 조회 5230
하느님의 사랑 2022.11.02 0 5230
1539
예수님 체험한 사람의 변화 – 연중 제31주일
하느님의 사랑 | 2022.10.30 | 추천 0 | 조회 6250
하느님의 사랑 2022.10.30 0 6250
1538
의탁 베드로 수사의 10월 27일 강론
용진 조 | 2022.10.27 | 추천 0 | 조회 7126
용진 조 2022.10.27 0 7126
1537
좁은 문으로 들어가도록 힘써라 – 연중 제30주간 수요일
하느님의 사랑 | 2022.10.26 | 추천 0 | 조회 4677
하느님의 사랑 2022.10.26 0 4677
1536
의탁베드로 수사의 10월 20일 강론
용진 조 | 2022.10.21 | 추천 0 | 조회 5761
용진 조 2022.10.21 0 5761
1535
어떻게 죽음을 준비할 것인가? – 연중 제29주간 수요일
하느님의 사랑 | 2022.10.19 | 추천 0 | 조회 4583
하느님의 사랑 2022.10.19 0 4583